Nguyên lý hoạt động của van giảm áp 

Van giảm áp hoạt động dựa trên nguyên lý: tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điều chỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, đẩy pittong điều khiển đi lên làm giảm tiết diện của cửa ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra.

Khi áp suất đầu vào giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát, kéo theo làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy quá trình này làm cho áp suất đầu ra gần như không thay đổi. Khi lò xo phụ thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van một cách tự do.

1. Nguyên lý của van giảm áp tác động trực tiếp

a. Cấu tạo của van tác động trực tiếp gồm:

- Thân van (1),

- Pittong điều khiển (2),

- Lò xo (3),

- Núm điều chỉnh (4),

- Rãnh nối (5).

nguyên lý van giảm áp tác độc trực tiếp

b. Nguyên lý hoạt động của van tác động trực tiếp

Tại vị trí ban đầu, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa ra thiết lập bởi vít điều chỉnh. Tác dụng của van hầu như giữ giá trị áp suất đầu ra không đổi. Trong trường hợp giá trị áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng, đẩy pittong điều khiển đi lên làm giảm tiết diện của cửa ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng tiết diện cửa thoát, kéo theo làm tăng áp suất đầu ra. Như vậy quá trình này làm cho áp suất đầu ra gần như không thay đổi.

2. Nguyên lý van giảm áp tác động gián tiếp

a. Cấu tạo bao gồm: van chính và van phụ.

Van chính gồm ống trượt có dạng trụ với các đoạn có kích thước khác nhau, lò xo cố định với độ cứng nhỏ, thân van có các rãnh nối các khoang chứa với cửa ra, trên ống trượt cũng có rãnh nối giữa các khoang. Van phụ có dạng bi trượt, gồm bi điều khiển, lò xo phụ, vít điều chỉnh lò xo.

Nguyên lý van giảm áp tác động gián tiếp

b. Nguyên lý hoạt động của van tác động gián tiếp:

Khi lò xo phụ thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, áp suất trong các khoang chứa như nhau, lưu chất qua van một cách tự do. Khi thiết lập lò xo phụ một giá trị áp suất đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào, van phụ sẽ mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ. Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt được hình thành. Khi đó, áp suất tại khoang đó sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, giảm tiết diện thông nhau giữa khoang phía dưới. Quá trình đó lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Mọi sự thay đổi áp suất đầu vào và áp suất đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt. Áp suất đầu ra luôn được giữ cố định.

Hướng dẫn lắp đặt van giảm áp đúng chuẩn dựa trên nguyên lý hoạt động

Khi lắp đặt bạn cần lắp van theo đúng chiều hướng mũi tên có trên thân van. Để bảo về van tốt hơn chúng ta lắp thêm van lọc Y ở hướng đầu vào của van, mục đích lọc sạch cặn bã, chất bẩn. Và 1 van một chiều hướng đầu ra của van để tránh bị đẩy ngược nước quay về van gây ảnh hưởng tới van (dùng cho khí hoặc hơi thì không cần đến)

Chúng ta nên lắp thêm 1 đồng hồ báo ở thân van hoặc đường ống, mục đích là để dễ dàng kiểm tra và kiểm soát được áp lực bên trong. Với các hệ thống áp suất lớn thì nên lắp thêm 1 van điều áp để có đủ điều kiện cho hệ thống hoạt động 1 cách an toàn nhất.

1. Quy trình lắp đặt trạm van giảm áp

quy trình lắp đặt trạm van giảm áp dựa trên nguyên lý van giảm áp

Quy trình lắp đặt trạm van giảm áp

Bước 1 Chọn loại Van điều áp theo yêu cầu của hệ thống.

Bước 2: Các lưu ý cho đoạn đường ống phía trước và sau của Van giảm áp

 - Đầu vào/ra của ống có thể lớn hơn 1~3 lần size van nhằm đảm bảo tính ổn định của dòng chảy và áp suất dòng ra ổn định.

 - Để tối ưu cho trạm van giảm áp, việc chọn đầu giảm (côn thu) hạn chế nước ngưng đọng trước van điều áp, khi hơi đi với vận tốc cao vào van tránh cuốn nước đi vào thân van gây ra hiện tượng thủy kích.

Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị không thể thiếu trên trạm van giảm áp chuẩn

 - Để tránh nước ngưng đọng trong van điều áp khi hệ thống ngưng và đi vào van điều áp khi khởi động hệ thống, cần gắn cụm bẫy hơi trước van điều áp. Cụm bẫy hơi trước van điều áp sẽ bảo vệ van điều áp khi hệ thống đang hoạt động.

 - Bộ tách ẩm đặt trước van điều áp khi hơi có độ ẩm cao, lắp trạm tách ẩm để bảo vệ van điều áp và tăng hiệu quả hoạt động của van điều áp.

 - Van cầu: Mỗi hệ thống sử dụng van điều áp đều cần lắp van cầu phía trước và phía sau van để điều chỉnh đóng mở nguồn áp đầu vào cho Van giảm áp hoặc ngắt toàn cụm để bảo trì hay thay thế sửa chữa.

2. Ứng dụng của van giảm áp trong công nghiệp

ứng dụng của van điều áp

Các ứng dụng tiêu biểu của van điều áp

Ngoài một số ứng dụng thực tiễn trong các ngành chế biến thực phẩm, máy nén khí, thiết bị thủy lực. Van giảm áp còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ (cân bằng áp suất của boong tàu), trong hệ thống ống dẫn dầu khí, hóa dầu và khai thác khoáng sản.