Kiểm tra hệ thống lò hơi trước khi sấy và kiềm lò
Trước khi đốt lò hơi đốt cần phải kiểm tra tình trạng các bộ phận sau:
1. Các loại van, bơm, bể chứa nước, hệ thống đường ống
Các loại van, bơm, bể chứa nước, hệ thống đường ống đã lắp ráp hoàn chỉnh và đúng yêu cầu kỹ thuật chưa? Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng.
2. Các thiết bị đo lường và van an toàn
Các thiết bị đo lường và van an toàn đã lắp ráp đạt yêu cầu kỹ thuật chưa? Áp kế phải có vạch chỉ đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép, ống thuỷ sáng phải có vạch chỉ đỏ chỉ mức nước trung gian (ngang giữa ống thuỷ) và mức nước cao nhất, mức nước thấp nhất cách mức nước trung bình ± 50mm. Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm:
- Van làm việc: chỉnh ở mức Plv+ 0,2 kG/cm2
- Van kiểm tra: chỉnh ở mức Plv+ 0,3 kG/cm2
3. Phần chịu áp lực
Xem xét toàn bộ nồi hơi phần chịu áp lực xem có tình trạng hư hỏng không.
4. Nguồn nước cấp
Xem xét nguồn nước cấp cho nồi hơi đã đảm bảo đủ dự trữ chưa.
5. Nhiên liệu đốt lò
Xem xét nhiên liệu đốt lò có đủ dự trữ và đảm bảo quy cách chưa.
6. Các dụng cụ thao tác vận hành
- Xà beng đầu hình mũi giáo dài 2m
- Cào nhẹ dài 1.5 m
- Xẻng hai răng dài 1.5 m
- Búa con, clê, mỏ lết…
Sấy lò và kiềm lò
Sau khi lắp đặt, trước lúc đưa lò vào sử dụng, cần tiến hành sấy và kiềm lò để làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của lò hơi, để sấy khô phần gạch, vữa, bảo ôn của lò.
– Sấy và kiềm lò tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.
– Hoá chất để sử dụng kiềm lò là Natrihydroxyt (NaOH) hoặc trinatri phốt phát (Na3PO4) với số lượng tính toán để nồng độ kiềm của nước.
+ Đối với NaOH là 3% ÷ 4%
+ Đối với Na3PO4 là 2% ÷ 3%
Các loại hoá chất trên, khi dùng phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% không được trực tiếp bỏ hoá chất ở thể rắn vào lò hơi
– Việc sấy và kiềm lò hơi được thực hiện như sau:
+ Bơm dung dịch hoá chất vào nồi, mở van xả le để thoát khí ra ngoài
+ Bơm cấp nước vào nồi đến vạch cao nhất của ống thuỷ.
+ Các công việc tiếp theo thực hiện như việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.
+ Trong thời gian vào khoảng 6h ÷ 8h duy trì việc đốt lò ngọn lửa nhỏ và không cho tăng áp lực bằng cách xả hơi ra ngoài theo van xả le hoặc van cấp hơi. Cấp thêm nước vào lò nếu mức nước tụt xuống.
+ Đóng van xả le, van an toàn, hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của lò từ 0 ÷ (Plv -2)kG/cm2 trong vòng 6h. Khi áp suất lò hơi đã đạt (Plv-2)kG/cm2 duy trì ở áp suất đó trong 12h ÷ 24h.
+ Trong thời gian sấy và kiềm lò luôn giữ mực nước của lò ở vạch cao nhất trong ống thuỷ sáng.
+ Ngừng đốt lò cho lò giảm áp và nguội dần, khi áp suất của lò xuống 0kG/cm2 và nhiệt độ của nước lò < 70oC thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.
+ Khi lò hơi đã nguội hẳn bơm đầy nước sạch vào lò bằng cách gạt núm điều khiển bơm bằng tay, sau đó xả hết. Bơm như vậy cho đủ 3 lần thì công việc kiềm lò kết thúc.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm chế tạo, vận hành lò hơi trong nhiều năm qua. Hy vọng bài viết này sẽ giúp lò hơi của các bạn luôn hoạt động an toàn, ổn định và mang lại hiệu quả cao nhất cho bạn.
Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chúng tôi rất mong muốn nhận được nhiều hơn nữa các ý kiến đóng góp quý giá từ phía khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GEETECH
Địa chỉ: Số 11A Ngách 28 Ngõ 207 Bùi Xương Trạch, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Xưởng sản xuất: Phường Đồng Nguyên, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh.
Điện thoại: 088 65 99989 – 091 146 3383.
Email: geetechboiler@gmail.com
Website: www.geetech.com.vn
MST: 031 585 3072